1. Viêm âm đạo là gì
Viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm của đường âm đạo, do nhiều tác nhân như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, tình trạng mãn kinh... Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ nói rằng gần 1/3 phụ nữ bị viêm âm đạo ít nhất một lần trong đời.
Viêm âm đạo có thể xảy ra bất cứ khi nào, nhưng thường gặp nhất là trong độ tuổi sinh sản, từ tuổi thành niên đến 40 tuổi.
Bạn có thể mắc viêm âm đạo mà không cần phải có quan hệ trước đó.
2. Triệu chứng viêm âm đạo
- Đau khi giao hợp, đau bụng dưới, tiểu đau và tiểu gắt.
- Đau, khó chịu vùng âm đạo Viêm tấy, đỏ hoặc sưng vùng da quanh âm hộ, âm đạo
- Thay đổi màu sắc dịch âm đạo (khí hư)
- Tiểu đau, tiểu gắt
- Đau khi quan hệ tình dục
- Chảy máu âm đạo
3. Nguyên nhân viêm âm đạo
Các nguyên nhân gây nhiễm trùng âm đạo có thể có triệu chứng giống nhau, dưới đây là một số nguyên nhân:
Loạn khuẩn âm đạo:
- Do vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo tăng sinh quá mức.
- Khí hư màu trắng xám, xanh hoặc vàng, có thể có mùi cá thối và nặng mùi hơn khi quan hệ tình dục.
Nấm:
- Do một loại nấm có tên là Candida albicans gây ra khi tăng sinh quá mức trong một số điều kiện như dùng thuốc kháng sinh, thay đổi nội tiết tố, miễn dịch kém, stress…
- Ngứa, đau và nóng rát vùng âm hộ, âm đạo, có thể sưng vùng da quanh âm đạo
- Khí hư trắng đục, lợn cợn như pho-mát.
Trùng roi Trichomonas:
- Lây truyền khi quan hệ tình dục (đường âm đạo, đường miệng, đường hậu môn) mà không dùng bao cao su, hiếm gặp hơn là lây qua tiếp xúc như hồ bơi, bồn cầu, dùng chung khăn tắm hoặc đồ ẩm ướt.
- Âm đạo ngứa và có mùi như cá thối, khí hư vàng xanh, nhiều bọt, có thể kèm sưng, đau và viêm âm hộ, âm đạo
- Đau khi giao hợp, đau bụng dưới, tiểu đau và tiểu gắt.
Viêm teo âm đạo:
- Không phải là một tình trạng nhiễm trùng nhưng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo hoặc nhiễm trùng đường tiểu
- Gặp khi mãn kinh.
- Ngứa, rát, khô và thay đổi tính chất khí hư.
4. Điều trị viêm âm đạo
Viêm âm đạo không phải lúc nào cũng tự hết, đặc biệt nếu có thai hoặc nghi ngờ có thai cần được điều trị để tránh ảnh hưởng xấu đến thai kỳ như sinh non, nhiễm trùng ối, trùng thai…
Điều trị viêm âm đạo tùy thuộc vào nguyên nhân:
- Nhiễm khuẩn: Dùng thuốc kháng sinh
- Nhiềm nấm: Dùng thuốc kháng sinh
- Ký sinh trùng (Trichomonas): Dùng thuốc kháng sinh
- Viêm teo: Dùng thuốc nội tiết hoặc gel bôi trơn để điều trị khô và đau
- Tất cả các loại thuốc này đều phải được dùng dưới chỉ định và theo dõi của bác sĩ
- Để an toàn nhất, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị
5. Lưu ý khi chăm sóc âm đạo
- Không thụt rửa âm đạo. Thực chất, âm đạo có khả năng tự làm sạch, thụt rửa âm đạo làm giảm số lượng lợi khuẩn âm đạo và gây viêm.
- Không vệ sinh âm đạo bằng các chất gây kích ứng như xà phòng có tính tẩy mạnh hoặc có nước hoa, không dùng tampon hoặc băng vệ sinh có mùi thơm. Vì nước hoa, xà phòng hay sữa tắm có thể làm thay đổi pH tự nhiên của âm đạo, tiêu diệt lợi khuẩn âm đạo và gây viêm.
- Hãy dùng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng để vệ sinh vùng kín, giúp duy trì pH tự nhiên và bảo vệ sức khỏe âm đạo.