Thấm thoát bạn đã trải qua gần hết thai kỳ. Khi ngày dự sinh đã cận kề cũng là lúc bạn lên danh sách những điều cần làm để đón con yêu chào đời. Việc chuẩn bị trước khi sinh chu đáo sẽ tạo tiền đề cho hành trình vượt cạn suôn sẻ và bạn không cảm thấy bỡ ngỡ với giai đoạn hậu sản, chăm sóc bé trong những tháng đầu đời.
1.Lập kế hoạch sinh con
Mình sẽ sinh bé ở đâu, bác sĩ nào đỡ sinh cho mình, ai đưa mình đi sinh, cách chăm sóc bản thân và em bé sau sinh thế nào…? Tất cả những câu hỏi đó cần được trả lời chi tiết để giúp bạn không cảm thấy bỡ ngỡ khi chúng thực sự xảy đến.
2.Chuẩn bị đồ dung trước khi sinh
Hầu như mẹ bầu nào cũng háo hức khi được tự tay chọn đồ cho con yêu. Thế nhưng, bạn chỉ cần mua vừa đủ dùng vì trẻ lớn rất nhanh, sắm quá nhiều sẽ gây ra lãng phí.
Những vật dụng cần thiết trong túi đồ đi sinh của mẹ là tã giấy/tã vải, áo sơ sinh, bình sữa, khăn sữa, bao tay, bao chân, chăn, khăn tắm… Khi bé về nhà, bạn cần trang bị thêm nôi, chậu tắm bé, gel tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh, máy hút sữa…
3.Tập hít thở khi sinh
Khoảng 8 tuần trước ngày dự sinh là thời gian thích hợp nhất để thực hành hít – thở khi sinh. Thở đúng kỹ thuật có thể giúp bạn bình tĩnh, giảm bớt sự căng thẳng, lo lắng và kiểm soát cơn đau mà không cần dùng thuốc giảm đau trong lúc chuyển dạ. Bạn có thể chọn kỹ thuật thở phù hợp với mình: thở chậm và nhịp nhàng trong giai đoạn đầu chuyển dạ, sau đó thở nhanh khi cơn gò đến dồn dập và mạnh hơn.
4. Tìm hiểu kiến thức chăm sóc hậu sản
Thời kỳ hậu sản được tính là 6 tuần đầu tiên sau khi sinh con. Đây là khoảng thời gian để cơ thể mẹ hồi phục và trở lại bình thường. Vì thế, bạn cần biết cách tự chăm sóc bản thân trong giai đoạn này để phòng ngừa những biến chứng hậu sản có thể xảy đến, chẳng hạn như bế sản dịch, nhiễm khuẩn tầng sinh môn, nhiễm khuẩn huyết, viêm tĩnh mạch… Bạn sẽ được khuyên nghỉ ngơi nhiều, có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng… Hãy nhờ tới sự trợ giúp của người thân khi mệt mỏi để cơ thể có điều kiện hồi phục tốt.
5.Đặt tên cho con
Chắc hẳn là khi biết mình mang thai hoặc thậm chí là khi có dự định sinh con thì trong đầu bạn đã hiện lên vô số tên hay để đặt cho thiên thần nhỏ. Một cái tên hay, đẹp và có ý nghĩa sẽ khiến cho con đường công danh sự nghiệp của bé sau này diễn ra một cách thuận lợi và xán lạn. Việc cùng thảo luận để chọn tên cho bé còn giúp gắn kết tình cảm giữa bạn và chồng, giữa vợ chồng bạn và bố mẹ hai bên.
6. Lập kế hoạch chăm con sau khi xuất viện
Khoảng thời gian đầu sau sinh là giai đoạn khó khăn vì vừa phải chăm bé, vừa tranh thủ nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi. Chonên, bạn cần lên kế hoạch cụ thể về việc phân chia thời gian ngủ nghỉ – chăm con hợp lý. Bạn cũng cần biết ai sẽ hỗ trợ mình trong giai đoạn này, họ sẽ giúp bạn làm những gì… Việc lên kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn không bị “sốc” khi đối mặt với hàng tá việc sau khi từ bệnh viện về nhà.
7. Thường xuyên thăm khám cuối thai kỳ
Nếu thai kỳ của bạn bình thường, bạn nên đi khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi chặt chẽ, kịp thời xử trí nếu có dấu hiệu bất thường.
Đặc biệt, nếu thai kỳ của bạn tiềm ẩn nhiều rủi ro hoặc gặp phải một số vấn đề trong thai kỳ như: đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp, tiền sản giật,… tần suất khám của bạn sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn khám thai 1 lần/tuần, 3 – 5 ngày/lần trong 4 tuần cuối. Bạn cần “lắng nghe” cơ thể mình và báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu lạ nào.
8. Tái khám ngay khi cảm thấy không khỏe
Bất cứ khi nào bạn xuất hiện các dấu hiệu bất thường hoặc cảm thấy không khỏe, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ càng, tránh để xảy ra biến chứng.
9. Tập thể dục nhẹ nhàng
Dù bạn đang mang thai, cũng đừng bỏ qua các bài tập để duy trì thể lực, bởi quá trình sinh nở sẽ khiến thai phụ mất rất nhiều sức. Không chỉ vậy, duy trì vận động còn giúp giảm nguy cơ biến chứng trong thai kỳ cũng như trong lúc sinh nở, đồng thời giảm bớt cảm giác khó chịu khi mang thai.
10. Lựa chọn bệnh viện phụ sản uy tín
Việc lựa chọn nơi sinh đóng vai trò quan trọng, góp phần quyết định ca sinh của bạn có diễn ra thuận lợi, mẹ và bé có được chăm sóc sau sinh tốt hay không. Tiêu chí khi chọn bệnh viện là có đội ngũ y bác sĩ giỏi nghề, máy móc trang thiết bị hiện đại và dịch vụ chăm sóc chu đáo.
Bệnh viện TWG Long An với đội ngũ chuyên gia hàng đầu, bác sĩ giàu kinh nghiệm; được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, trang bị hệ thống máy móc tân tiến, đáp ứng tiêu chuẩn của một cơ sở y tế chất lượng cao cấp, sẽ là địa chỉ tin cậy để bạn lựa chọn làm nơi sinh bé.
Đặc biệt hơn thế, khi sinh tại Bệnh viện TWG Long An, 💯% các bé sinh ra được Da kề da với mẹ ngay sau sinh và được khám tầm soát trong vòng 24 tiếng và 03 ngày sau sinh. Phương pháp này giúp mẹ giữ kết nối bé với cơ thể mẹ sau khi ra đời, kích thích tăng tiết sữa, giảm trầm cảm sau sinh, giúp co hồi tử cung nhanh và giảm xuất huyết sau sinh.