Loading: %

ĐIỀU TRỊ LIỆT NGOẠI BIÊN MẶT BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

Liệt mặt ngoại biên, hay còn gọi là liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, là một bệnh lý thần kinh ngoại biên, khiến chức năng của một bên mặt bị suy giảm hoặc mất hoàn toàn do tổn thương dây thần kinh số VII. 

NGUYÊN NHÂN

Theo Y học hiện đại, có nhiều nguyên nhân gây liệt dây thần kinh này, bao gồm:

  • Do viêm nhiễm: Do một số các loại siêu vi herpes, coxsackievirus, cytomegalovirus, adenovirus và Epstein-Barr,… làm tổn thương dây thần kinh mặt.
  • Do tổn thương xương sọ: Liên quan đến tai nạn gây vỡ nền sọ, hoặc tai biến sản khoa khi sử dụng forceps trong quá trình sinh.
  • Do khối u: Khối u ở góc cầu tiểu não, dây thần kinh VII, tai xương chũm, nền sọ hoặc cánh nhỏ của xương bướm đều có thể gây ra tình trạng liệt mặt.

TRIỆU CHỨNG

  • Triệu chứng điển hình của liệt mặt:
  • Khô mắt, hoạt động tuyến lệ kém, sụp mí, khó nhắm và chớp mắt.
  • Khó cười, không thể khép miệng hoàn toàn.
  • Cảm giác lạ ở vùng trán, khóe miệng.
  • Đau quanh tai, thái dương, xương chũm và góc hàm.
  • Rối loạn vị giác, tăng nhạy cảm với âm thanh.
  • Khó nhai, nuốt và nói.
  • Đau dữ dội, mụn nước, có thể tiến triển thành hội chứng Ramsay-Hunt.

DI CHỨNG CÓ THỂ GẶP

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại các di chứng như co cứng cơ mặt, rối loạn vận động, giảm tiết nước mắt, hoặc ảnh hưởng thẩm mỹ và tâm lý. Mặc dù bệnh có khả năng tự phục hồi trong vòng 6 tháng, nhưng nếu không được quan tâm điều trị đúng cách, người bệnh có thể phải chịu hậu quả suốt đời.

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Trong Y học cổ truyền, bệnh liệt dây thần kinh VII thuộc chứng "trúng phong kinh lạc" với tên gọi "Khẩu nhãn oa tà" (miệng mắt méo lệch). Nguyên nhân chủ yếu gồm:

  • Ngoại nhân: Do phong hàn, phong nhiệt tà.
  • Bất nội ngoại nhân: Do sang chấn ở đầu mặt gây ứ huyết ở kinh lạc.
  • Liệt mặt ngoại biên là một bệnh lý thường được điều trị bằng Y học cổ truyền và cho kết quả rất khả quan.

PHƯƠNG PHÁP

Các phương pháp thường dùng:

  • Châm cứu: Người bệnh sẽ được châm vào các huyệt tại chỗ vùng mặt, một số huyệt ở tay chân và sử dụng ngải cứu để tăng cường lưu thông khí huyết và đẩy tà khí ra ngoài cơ thể.
  • Xoa bóp bấm huyệt: giúp tăng tuần hoàn và nhanh phục hồi cơ vùng mặt.
  • Thuốc Y học cổ truyền: kháng viêm, thúc đẩy phục hồi thần kinh, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, đẩy nhanh quá trình phục hồi.

 

PHÒNG NGỪA:

Để ngăn ngừa liệt mặt, hãy duy trì lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống hợp lý, tránh rượu bia, không thức khuya và tránh tiếp xúc với gió lạnh. Đồng thời, tăng cường hệ miễn dịch để phòng tránh các bệnh cảm cúm, virus, và các yếu tố nguy cơ khác như đái tháo đường, bệnh tai mũi họng, u não và u hệ thần kinh trung ương.


Dịch vụ khác

Thông tin bệnh viện

Bệnh viện TWG Long An
  • location_onĐịa chỉ: 136C, TL827, P.7, Tp. Tân An, Long An
  • perm_phone_msgĐiện thoại:02723550507
  • perm_phone_msgCấp cứu: 0272 3 661 115
  • emailEmail: longan@benhvientwg.vn
Giờ làm việc
Khoa khám bệnh
  • calendar_todayThứ Hai đến Thứ Bảy:
  • access_timeTiếp nhận bệnh nhân: từ 6h30 đến 19h30
  • access_timeBác sĩ thăm khám: 7h00 đến 20h00
  • calendar_todayRiêng chủ nhật:
  • access_timeTiếp nhận bệnh nhân: 6h30 đến 11h30
  • access_timeBác sĩ thăm khám: 7h00 đến 12h00
    • calendar_todayBệnh viện TWG Long An tiếp nhận:
    • access_timeÁp dụng BHYT trong giờ hành chánh từ 7h00 đến 16h00 (từ Thứ 2 đến thứ Sáu)
    • access_timeKhám dịch vụ NGOÀI GIỜ HÀNH CHÁNH tại Khoa khám bệnh (Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Nội khoa) 

Đăng ký ưu đãi

Nhận ưu đãi & tin sức khỏe từ bệnh viện bằng cách để lại email

Tiếp nhận ý kiến khách hàng

Đăng ký để nhận tin sức khoẻ và các chương trình tầm soát và tư vấn bệnh lý miễn phí

Kết nối với chúng tôi