Loading: %

ĐIỀU TRỊ ĐAU BỤNG KINH BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

Đau bụng kinh, hay còn gọi là thống kinh, là hiện tượng hành kinh có đau bụng, đau có thể lan khắp bụng hoặc đau xuyên ra cột sống, lan xuống đùi, kèm theo đau đầu, căng vú, buồn nôn, thần kinh ổn định.

CÓ CÁC LOẠI ĐAU BỤNG KINH NÀO

Đau bụng kinh vô căn hay còn gọi là đau bụng kinh nguyên phát:

Nguyên nhân do căng thẳng ở các lần hành kinh đầu tiên của tuổi dậy thì, khi chưa hiểu rõ về hành kinh dẫn tới hiện tượng đau bụng kinh với các mức độ khác nhau.

Bên cạnh đó, người ta thấy rằng, chất prostaglandin được tiết ra từ nội mạc tử cung là nguyên nhân gây kích thích các cơ trơn tại tử cung và ruột non khiến nữ giới ở độ tuổi dậy thì đau bụng kinh.

Tuy nhiên, chưa tìm thấy nguyên nhân về mặt bệnh lý nào gây ra tình trạng này.

Đau bụng kinh thứ phát (hay còn gọi là đau bụng kinh có nguyên nhân):

Nguyên nhân của loại đau bụng kinh này là do vấn đề bệnh lý gây ra. Thường gặp trong các bệnh ở tử cung (viêm tử cung, u xơ tử cung, tình trạng dính nội mạc tử cung…) hay nang buồng trứng và thậm chí là vòng tránh thai đặt sai vị trí.

Tuy nhiên, đặc điểm chung của đau bụng kinh thứ phát do mọi nguyên nhân đều do gia tăng lượng prostaglandin.

ĐAU BỤNG KINH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Đau bụng kinh nguyên phát là hiện tượng mà phần lớn phụ nữ đã từng gặp phải, khi đã hết kinh nguyệt, các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần mà không cần phải can thiệp điều trị gì.

Đối với các trường hợp đau bụng kinh nguyên phát hay thứ phát gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ đều được khuyến cáo nên tới cơ sở Y tế chuyên khoa để được khám bệnh và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để sớm tìm và điều trị nguyên nhân (nếu có).

QUAN ĐIỂM Y HỌC CỔ TRUYỀN VỀ ĐAU BỤNG KINH

Đau bụng kinh là sự ngăn trở vận hành khí và huyết. Vì kinh nguyệt là do huyết hóa ra, huyết lại tùy vào khí để vận hành, do đó khi khí huyết hòa thuận, sung túc thì không gây đau bụng khi hành kinh, nhưng khi khí huyết suy kém hoặc ứ trệ sẽ làm kinh xuống không thông gây hiện tượng đau bụng kinh (thống tắc bất thông).

Các phương pháp điều trị Y học cổ truyền được chứng minh có hiệu quả tốt đối với các trường hợp đau bụng kinh như:

  • Châm cứu, Xoa bóp bấm huyệt, Chườm ngải, Cứu ấm…
  • Các bài thuốc Y học cổ truyền chứa các dược liệu như Hương phụ, Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Ích mẫu thảo,…
  • Tuỳ theo thể trạng, tình trạng bệnh, mong muốn của người bệnh mà các bác sĩ sẽ gia giảm các phương pháp phù hợp với mình.

Nếu các bạn đang gặp tình trạng đau bụng kinh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì đừng ngần ngại đến với Trung tâm Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện TWG. Các bạn sẽ được hỏi bệnh, thăm khám để đưa ra phương hướng điều trị phù hợp và hiệu quả.

Tác giả: Bs. Trần Ngọc Duyên


Dịch vụ khác

Thông tin bệnh viện

Bệnh viện TWG Long An
  • location_onĐịa chỉ: 136C, TL827, P.7, Tp. Tân An, Long An
  • perm_phone_msgĐiện thoại:02723550507
  • perm_phone_msgCấp cứu: 0272 3 661 115
  • emailEmail: longan@benhvientwg.vn
Giờ làm việc
Khoa khám bệnh
  • calendar_todayThứ Hai đến Thứ Bảy:
  • access_timeTiếp nhận bệnh nhân: từ 6h30 đến 19h30
  • access_timeBác sĩ thăm khám: 7h00 đến 20h00
  • calendar_todayRiêng chủ nhật:
  • access_timeTiếp nhận bệnh nhân: 6h30 đến 11h30
  • access_timeBác sĩ thăm khám: 7h00 đến 12h00
    • calendar_todayBệnh viện TWG Long An tiếp nhận:
    • access_timeÁp dụng BHYT trong giờ hành chánh từ 7h00 đến 16h00 (từ Thứ 2 đến thứ Sáu)
    • access_timeKhám dịch vụ NGOÀI GIỜ HÀNH CHÁNH tại Khoa khám bệnh (Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Nội khoa) 

Đăng ký ưu đãi

Nhận ưu đãi & tin sức khỏe từ bệnh viện bằng cách để lại email

Tiếp nhận ý kiến khách hàng

Đăng ký để nhận tin sức khoẻ và các chương trình tầm soát và tư vấn bệnh lý miễn phí

Kết nối với chúng tôi