Những người cao tuổi có khuynh hướng bị đa rối loạn mạn tính và cũng có những vấn đề về nhận thức, xã hội hoặc chức năng, họ có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cao hơn. Đó cũng chính là lý do vì sao việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi lại rất quan trọng.
Những bệnh lý mà người cao tuổi thường gặp phải
Khi tuổi càng cao thì hệ thống miễn dịch cũng sẽ bị suy yếu dần, điều này đồng nghĩa với việc người già phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh lý như:
Tiểu đường: Ở người già, nguyên nhân dẫn tới tiểu đường là do các chức năng chuyển hóa suy giảm, đặc biệt rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, khiến mức đường trong máu luôn cao.
Đột quỵ: Nguyên nhân chính là do sự mất kiểm soát về mỡ máu dẫn tới gia tăng đột biến các phân tử cholesterol, gây tắc nghẽn mạch và sự mất độ đàn hồi do lão hóa của các mạch máu
Bệnh xương khớp ảnh hưởng tới quá nửa số người cao tuổi. Lớp sụn lót đầu khớp xương bị hao mòn, xương mới có thể được tạo ra làm khớp đau, nhất là khi cử động. Các khớp đầu gối, bàn tay, xương sống, hông là nơi hay bị đau
Cao huyết áp: là bệnh rất thông thường ở tuổi trung niên và thấy ở trên 40% người ngoài 60 tuổi.
Tai biến động mạch não là nguyên nhân tử vong thứ ba ở người cao tuổi và có thể gây ra một số tổn thất thần kinh như liệt nửa người, mất thị giác, ngôn từ, suy giảm chức năng nhận biết.
Bệnh về đường tiêu hóa: Người cao tuổi rất dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa như: viêm loét miệng, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, táo bón hoặc đi lỏng.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người cao tuổi
Một chế độ dinh dưỡng đa dạng và hợp lý là một điều vô cùng quan trọng, sẽ giúp cho những người lớn tuổi giữ tinh thần thoải mái và duy trì vận động vừa sức để cải thiện sức khỏe, làm chậm quá trình lão hóa và có tuổi thọ dài hơn.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người lớn tuổi
Khẩu phần ăn đủ nhu cầu và cân đối các chất dinh dưỡng gồm: Chất đạm, béo, tinh bột, vitamin, khoáng chất, nước và chất xơ;
Chế biến thức ăn dễ tiêu hóa, nên có món canh trong bữa ăn;
Không bỏ qua bất kỳ bữa ăn nào trong ngày;
Có kế hoạch về thực đơn, theo dõi, đánh giá bữa ăn;
Theo dõi cân nặng, vòng eo, tỷ lệ mỡ cơ thể.
Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý
So với người 25 tuổi, nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi giảm 20%, người trên 70 tuổi giảm 30%. Theo khuyến nghị cho người Việt Nam, cần duy trì nhu cầu năng lượng cho người cao tuổi là 1700-1900 calo/người/ngày. Về tỷ lệ các nhóm chất, năng lượng từ ngũ cốc chiếm 68%, chất béo chiếm 18% và chất đạm cung cấp 14% tổng nhu cầu năng lượng trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người lớn tuổi
Nên uống mỗi ngày 1 ly sữa ít béo, ít đường để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể;
Sinh hoạt điều độ, ăn ngủ đúng giờ, kết hợp vận động để tiêu hóa tốt hơn, cải thiện sức khỏe;
Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và tạo không khí vui vẻ, thoải mái khi ăn;
Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ;
Ưu tiên chế biến các món hấp, luộc nhừ thay thế món rán, nướng để giảm hấp thu cholesterol và giúp tiêu hóa dễ dàng hơn;
Cần thay đổi thực đơn thường xuyên, tránh thực đơn quá đơn điệu để ăn uống ngon miệng hơn;
Nên chế biến các món ăn mềm, nhừ, thái nhỏ để nhai nuốt và tiêu hóa dễ hơn;
Không ăn quá no, đặc biệt là vào buổi tối;
Chọn thực phẩm theo bệnh lý: Một số người mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp,... nên cần chọn đúng loại thực phẩm phù hợp, có tác dụng kiểm soát bệnh tật. Cụ thể, cần tây, dưa leo, cà chua, bí đao, khoai từ, rau diếp, mộc nhĩ, giá đậu,... giúp ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp và tim mạch. Thực phẩm tốt cho bệnh nhân đái tháo đường gồm bí xanh, rau muống đỏ, rau ngót, hoa atiso, khổ qua,...;
Sau khi ăn nên ngồi tại chỗ hoặc đi lại nhẹ nhàng trong vòng 30 phút để giúp dạ dày nhào trộn thức ăn, dễ tiêu hóa hơn.
Tầm soát sức khỏe tổng quát định kỳ cho người lớn tuổi
Dù bên ngoài khỏe mạnh, không có triệu chứng bất thường nhưng rất có thể bên trong tiềm ẩn nhiều bệnh tật nguy hiểm. Đặc biệt, người cao tuổi càng cần quan tâm hơn tới sức khỏe của mình.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, người cao tuổi nên khám sức khỏe tổng quát hàng năm, ít nhất 6 tháng/lần. Đây là cách duy nhất bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên cho người cao tuổi sẽ giúp:
- Theo dõi tình hình sức khỏe một cách toàn diện
- Phát hiện sớm dấu hiệu bất thường, các bệnh lý ở giai đoạn đầu. Từ đó có phương pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm sau này.
- Kiểm soát tốt những thay đổi bên trong cơ thể, chủ động cải thiện những tổn thương ở giai đoạn sớm. Đồng thời, ngăn ngừa căn bệnh ung thư tìm đến và đe dọa sức khỏe.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí chữa trị so với lúc phát hiện bệnh ở giai đoạn nặng.
- Nhận tư vấn về chăm sóc sức khỏe đúng cách, những lưu ý cần thiết ở độ tuổi này. Giúp người cao tuổi yên tâm tận hưởng cuộc sống bên con cháu.
Giờ đây, tất cả các khách hàng và người lớn tuổi ở Long An nói riêng và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung muốn tầm soát sức khỏe tổng quát thì không cần phải lên Tp.HCM xa xôi. Tại bệnh viện TWG Long An chúng tôi có đầy đủ hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại và tiên tiến nhất thị trường sẽ giúp cho ra những kết quả cận lâm sàng chính xác nhất.
Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sỹ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao và đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ Tp.HCM sẽ giúp bạn và người thân bạn có được liệu trình điều trị phù hợp và kịp thời nhằm giảm chi phí điều trị cũng như hạn chế tối đa những rủi ro nguy hiểm do bệnh lý gây ra.