THỜI ĐIỂM MẸ BẦU DỄ GẶP VẤN ĐỀ VỀ RĂNG MIỆNG
Trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ bầu dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng do sự thay đổi hormone và ốm nghén.
Đặc biệt, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ có thể bị giảm men răng và tăng nguy cơ sâu răng do tiếp xúc với acid dạ dày từ buồn nôn. Ngoài ra, do sự thay đổi hormone, một số phụ nữ cảm thấy nướu bị sưng và dễ chảy máu hơn.
Từ tuần thai thứ 25, nhu cầu canxi của thai nhi tăng lên, khiến mẹ dễ đau răng và sưng nướu hơn vì nếu trường hợp mẹ không nạp đủ canxi, cơ thể bé sẽ tự động lấy đi vi chất này từ xương của mẹ.
Vì thế, việc chăm sóc răng miệng khi mang thai là vô cùng quan trọng: Chăm sóc răng miệng đúng cách không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
CÁC VẤN ĐỀ VỀ RĂNG MIỆNG CÓ THỂ DẪN ĐẾN TRONG THỜI KÝ MANG THAI
- Viêm nhiễm nướu thai kỳ: Tình trạng viêm nhiễm nướu do hormone thai kỳ, thường xảy ra vào cuối quý 2 và quý 3, gây sưng và đau nướu.
- Nguy cơ sâu răng: Buồn nôn và nôn mửa trong tháng đầu thai kỳ làm tăng tiếp xúc với acid dạ dày, giảm men răng và tăng nguy cơ sâu răng.
- Lây truyền cho bé: Mẹ bị sâu răng trong thai kỳ có thể khiến con sinh ra có hệ tiêu hóa kém hiệu quả, hệ miễn dịch yếu, và dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều bệnh khác.
KHÁM RĂNG ĐỊNH KỲ - BẢO VỆ SỨC KHỎE MẸ VÀ BÉ
Khám răng định kỳ là một trong những bước quan trọng giúp phụ nữ mang thai duy trì sức khỏe răng miệng tốt. Viêm nướu và các bệnh răng miệng khác nếu không được chữa trị có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và bé, thậm chí gây nguy cơ sinh non.
Để bảo vệ sức khỏe cho cả hai, mẹ bầu nên khám răng trước và trong suốt thai kỳ để đảm bảo các vấn đề răng miệng được phát hiện và điều trị kịp thời.