Loading: %

6 bệnh lý đường tiểu thường gặp ở trẻ - Các mẹ cần quan tâm

6 bệnh lý tiết đường tiểu ở trẻ - Các mẹ cần quan tâm

-------------

1. Hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao da đầu không thể kéo lên hoàn toàn khỏi quy đầu dương vật.

Nguyên nhân: Có thể do hẹp lỗ mở của bao da quy đầu hoặc do dính bẩm sinh giữa bao da quy đầu và quy đầu dương vật.

Hẹp bao da quy đầu có thể là tình trạng sinh lý hoặc bệnh lý:

  • Hẹp da quy đầu sinh lý là một tình trạng tự nhiên, trong đó bao da quy đầu không thể kéo lên được và có sự kết dính tự nhiên giữa quy đầu và bao da quy đầu, tuy nhiên không có sẹo xơ và vòng sơ.
  • Hẹp bao quy đầu bệnh lý (viêm quy đầu xơ thắt) là tình trạng bao da quy đầu bị xơ hóa, tạo thành vòng hẹp ở phía trước của quy đầu và không thể kéo lên được.

Phương pháp điều trị:

  • Vệ sinh và lộn bao quy đầu hằng ngày: Việc kéo giãn và lộn bao quy đầu bằng tay đơn thuần có hiệu quả trong việc giải quyết hoàn toàn hẹp bao quy đầu sinh lý. Thực hiện liệu pháp hằng ngày trong vòng 3 tháng đã cho kết quả hết hẹp bao quy đầu hoàn toàn ở 76% bệnh nhân.
  • Corticoid tại chỗ: Các bằng chứng hiện tại cho thấy Corticoid tại chỗ có hiệu quả hơn trong điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ em sơ với liệu pháp lộn bao quy đầu giảm hẹp bằng tay. Cơ chế tác dụng của liệu pháp được cho là thông qua tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch và làm mỏng da của corticoid.
  • Cắt da bao quy đầu: Tiểu phẫu cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ phần da quy đầu bọc ở phía đầu dương vật.

2. Tinh hoàn ẩn

Tinh hoàn ẩn là việc tinh hoàn không nằm trong bìu mà năm dọc theo đường đi của tinh hoàn (trong ổ bụng, lỗ bẹn sâu, ống bẹn, lỗ bẹn nông,…).

Tỷ lệ mắc tinh hoàn ẩn ở bé trai là khoảng 3-4% , tỷ lệ này cao hơn ở trẻ sinh nhẹ cân, sinh non và sinh đôi.

Có hai dạng tinh hoàn ẩn:

  • Tinh hoàn ẩn sờ thấy: Sờ được tinh hoàn ở ống bẹn, tinh hoàn lò xo.
  • Tinh hoàn ẩn không sờ thấy: Tinh hoàn ở lỗ bẹn sâu, trong ổ bụng, không sờ thấy tinh hoàn.

Tinh hoàn ẩn cần được phát hiện sớm và điều trị cho trẻ trước 2 tuổi. Nếu phát hiện trễ khi trưởng thành, cần phải tiến hành phẫu thuật ngay nếu:

  • Tinh hoàn chưa bị ung thư hóa thì tiến hành phẫu thuật hạ tinh hoàn, kết hợp với cân bằng nội tiết tố.
  • Tinh hoàn bị ung thư hóa thì cần cắt bỏ tinh hoàn, nạo vét hạch kết hợp với điều trị chống ung thư hỗ trợ.

3. Lỗ tiểu đóng thấp

Lỗ tiểu đóng thấp là một dị tật bẩm sinh tại lỗ tiểu của bé trai, khi mà lỗ tiểu nằm thấp hơn vị trí bình thường. Tình trạng này xảy ra khi niệu đạo của trẻ quá ngắn, khiến cho lỗ tiểu nằm xa đỉnh quy đầu. Thay vì niệu đạo mở ra ở đầu dương vật thì nó lại mở ra ở thân dương vật. Khoảng cách giữa lỗ tiểu và đỉnh quy đầu càn lớn thì bệnh càng nặng và khó điều trị.

Lỗ tiểu đóng thấp ở bé trai là một dị tật khá phổ biến, chiếm tỉ lệ 1/300 trẻ trai. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây vô sinh về sau, đặc biệt đối với lỗ tiểu thấp ở giữa thân dương vật hay gốc bìu kèm theo tình trạng cong dương vật.

Thời điểm mổ lý tưởng nhất là 6 đến 18 tháng.

4. Nang thừng tinh – Tràn dịch màng tinh hoàn

Đây là bệnh lý bẩm sinh ở trẻ, là hiện tượng phồng to bất thường có thể nhìn thấy và cảm thấy được ở bẹn bìu của trẻ nam.

Biểu hiện của bệnh là khối phồng bất thường tại vùng bẹn hoặc bìu so với bên đối diện. Khối phồng này xuất hiện thường xuyên hoặc từng đợt, khi sờ thấy căng, trẻ không đau, ăn uống bình thường.

Nguyên nhân là do còn tồn tại ống phúc tinh mạc sau sinh, bên trong có chứa dịch.

Nang thừng tin là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, dưới 1 tuổi chỉ theo dõi vì bệnh lý này có thể tự khỏi. Chỉ định điều trị phẫu thuật khi trẻ hơn 1 tuổi mà còn triệu chứng khối căng to nhiều, làm trẻ khó chịu.

5. Thoát vị bẹn

Là bệnh lý bẩm sinh do xuất hiện 1 ống thông nhỏ từ trong ổ bụng xuống dưới vùng bẹn làm cho các tạng trong ổ bụng (ruột, buồng trứng, mạc nối,…) chạy xuống, tạo thành khối phồng to ở bẹn.Ngoài ra, bệnh cũng có thể hình thành do trẻ rặn quá nhiều sau một đợt táo bón hoặc ho liên tục thời gian dài.

Thoát vị bẹn ở trẻ có thể gặp ở 1 bên hoặc cả 2 bên, tỷ lệ thoát vị bẹn bên phải nhiều hơn.

Biểu hiện: Xuất hiện một khối u phồng ở vùng bẹn của trẻ. Ở bé trai, khối u này có thể lan rộng đến bìu, ở bé gái là vùng mu-môi lớn. Kích thướt khối phồng sẽ tăng lên khi trẻ vận động mạnh, chạy nhảy, ho, quấy khóc hoặc rặn. Có thể nhìn thấy khối thoát vị chuyển động dọc theo ống bẹn khi trẻ chạy nhảy. Nắng vào vùng phồng sờ được túi thoát vị. Khối thoát vị mềm, nắn không đau, có thể đẩy nó di chuyển.

Bệnh nặng hơn khi khối thoát vị nghẹt, không trở lại ổ bụng được, khiến cho vùng u phồng có thể sưng đau, kèm theo đó là những cơn đau bụng dữ dội, bụng trướng, táo bón, trẻ quấy khóc, nôn hoặc buồn nôn. Thoát vị bẹn cần điều trị bằng phẫu thuật, phụ huynh nên quan sát con trẻ để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

6. Vùi dương vật

Là tình trạng dương vật bình thường về hình dạng nhưng bị chôn vùi vào mô dưới da trước xương mu, thường kèm theo hẹp bao quy đầu, gây khó khăn khi tiểu tiện.

Vùi dương vật chia làm 3 gai đoạn:

  • Nhẹ: Không nhìn thấy dương vật; sờ được dương vật trong ống da dương vật.
  • Trung bình: sờ không có dương vật trong ống da; kéo ống da dương vật xuống xương mu thấy một phần thân dương vật.
  • Nặng: ống da dương vật nhỏ, ngắn; dương vật chìm sâu trong lớp mỡ trước xương mu. Vùi dương vật ở bé trai tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt bình thường cũng như tâm sinh lý của trẻ. Vùi dương vật nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm quy đầu xơ và nhiều biến chứng khác.

Khoa Ngoại nhi - Bệnh viện Đa khoa TWG Long An hội tụ đội ngũ bác sĩ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành tại Tp.Hồ Chí Minh và tỉnh Long An cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại là địa điểm đáng tin cậy cho các bậc phụ huynh trong hành trình chăm sóc sức khỏe toàn diện của trẻ.

------------------------------------------------------------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TWG LONG AN

☎️ Hotline:1800 23 4548
🚑 Cấp cứu: 02723.661.115
📩 longan@benhvientwg.vn
🌐 www.benhvientwg.vn

 

Dịch vụ khác

Thông tin bệnh viện

Bệnh viện TWG Long An
  • location_onĐịa chỉ: 136C, TL827, P.7, Tp. Tân An, Long An
  • perm_phone_msgĐiện thoại:02723550507
  • perm_phone_msgCấp cứu: 0272 3 661 115
  • emailEmail: longan@benhvientwg.vn
Giờ làm việc
Khoa khám bệnh
  • calendar_todayThứ Hai đến Thứ Bảy:
  • access_timeTiếp nhận bệnh nhân: từ 6h30 đến 19h30
  • access_timeBác sĩ thăm khám: 7h00 đến 20h00
  • calendar_todayRiêng chủ nhật:
  • access_timeTiếp nhận bệnh nhân: 6h30 đến 11h30
  • access_timeBác sĩ thăm khám: 7h00 đến 12h00
    • calendar_todayBệnh viện TWG Long An tiếp nhận:
    • access_timeÁp dụng BHYT trong giờ hành chánh từ 7h00 đến 16h00 (từ Thứ 2 đến thứ Sáu)
    • access_timeKhám dịch vụ NGOÀI GIỜ HÀNH CHÁNH tại Khoa khám bệnh (Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Nội khoa) 

Đăng ký ưu đãi

Nhận ưu đãi & tin sức khỏe từ bệnh viện bằng cách để lại email

Tiếp nhận ý kiến khách hàng

Đăng ký để nhận tin sức khoẻ và các chương trình tầm soát và tư vấn bệnh lý miễn phí

Kết nối với chúng tôi