VA là gì?
VA là từ viết tắt từ tiếng Pháp “Végétations Adénoides”, là tổ chức lympho nằm ở vòm mũi họng, vị trí cửa mũi sau. Khi thở, không khí đi vào mũi, qua VA rồi mới xuống họng vào phổi. VA giữ chức năng nhận diện vi khuẩn và tạo ra kháng thể chống lại chúng. Do đó, VA phải thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn và có thể bị vi khuẩn tấn công ngược lại nếu vệ sinh không được đảm bảo hay do thay đổi của thời tiết dẫn đến viêm VA.
Triệu chứng viêm VA
Viêm VA (sùi vòm mũi họng) là tình trạng VA bị vi khuẩn, vi rút tấn công gây ra viêm nhiễm, làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, khiến người bệnh mệt mỏi, dễ mắc phải các bệnh lý về hô hấp. Khi VA sưng to làm tắc nghẽn đường thở và có thể gây ra những triệu chứng sau:
- Nhiễm trùng tai thường xuyên.
- Đau họng.
- Nuốt khó
- Thở bằng mũi khó.
- Thở bằng miệng thường xuyên.
- Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường thở (ngừng thở ngắt quãng trong khi ngủ).
VA quá phát gây nhiều biến chứng nghiêm trọng
Bên cạnh đó, nhiễm trùng tai giữa thường xuyên do sưng VA và tắc ống nhĩ cũng sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như mất thính lực và cũng có thể gây ra những vấn đề về khả năng nói.
Tại sao cần nạo VA?
Viêm họng thường xuyên có thể làm cho VA quá phát to lên gây bít đường thở và tắc vòi nhĩ ̣(Eustachian tube) - là vòi nối tai giữa với mặt sau của mũi. Vòi nhĩ bị tắc gây nhiễm trùng tai, ảnh hưởng đến thính lực và tình trạng hô hấp của trẻ nên việc nạo VA to là cần thiết.
Ngoài ra, Bác sĩ có thể đề nghị nạo VA nếu trẻ bị viêm tai hoặc viêm họng mạn tính mà có những tình trạng sau:
- Không đáp ứng với điều trị kháng sinh.
- Tái phát trên năm lần mỗi năm.
- Tái phát trên ba lần trong thời gian hai năm
Nạo VA khi nào để khỏi dứt điểm?
Phẫu thuật nạo VA được chỉ định trong các trường hợp sau (không có giới hạn về tuổi):
- Viêm VA tái đi tái lại nhiều lần trong năm (≥ 5 lần/1 năm).
- Viêm VA điều trị nội khoa không hết, kèm theo bé có các biến chứng như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản…tái phát.
- VA quá phát gây bít tắc cửa mũi sau, khiến trẻ nghẹt mũi kéo dài, gây cản trở đường thở tự nhiên.
Phẫu thuật nạo VA diễn ra như thế nào?
Phẫu thuật nạo VA được thực hiện dưới gây mê và bệnh nhân có thể về nhà trong cùng ngày thực hiện phẫu thuật.
Nạo VA thường được thực hiện qua đường miệng. Bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa một dụng cụ nhỏ vào miệng của trẻ để đỡ cho miệng mở rộng, sau đó quan sát VA bằng thiết bị nội soi phẫu thuật và dùng dụng cụ chuyên dụng để nạo khối VA.
Khi thủ thuật kết thúc, trẻ sẽ được đưa vào phòng hồi sức cho tới khi trẻ tỉnh lại. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giảm đau và sưng. Thông thường trẻ sẽ được xuất viện trong ngày. Thời gian hồi phục hoàn toàn sau nạo VA thường là từ một đến hai tuần.
Có thể thấy, phẫu thuật nạo VA không quá phức tạp và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và giảm thiểu nguy cơ biến chứng trong và sau phẫu thuật, bạn nên tìm đến Bệnh viện uy tín với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm để được tư vấn và điều trị.
Hiện tại Bệnh viện TWG Long An có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và đội ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, đam mê và yêu nghề, đến từ các bệnh viện đầu ngành tại TPHCM và địa phương, đảm bảo điều kiện khám chữa bệnh tốt nhân cho bệnh nhân.
BỆNH VIỆN TWG LONG AN
☎️ Hotline: 02723.550.507
🚑 Cấp cứu: 02723.661.115
📩 longan@benhvientwg.vn
🌐 www.benhvientwg.vn