Đái tháo đường thai kỳ là gì?
Đái tháo đường thai kỳ là một thể bệnh Đái tháo đường xuất hiện đầu tiên trong thời kỳ mang thang và thường mất đi khi sau khi sinh con, tuy nhiên khả năng mắc Đái tháo đường thai kỳ từ trong những lần mang thai sau rất cao. Bệnh thường xuyên xuất hiện vào khoảng tuần 24 trở đi của thai phụ. Khoảng một nửa số thai phụ mắc Đái tháo đường thai kỳ từ lần mang thai thứ 2 sẽ chuyển thành Đái tháo đường type 2 sau này. Bệnh lý này rất khó phát hiện nếu không được làm xét nghiệm máu, việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào xét nghiệm sàng lọc là nghiệm pháp dung nạp đường.
Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ
- Thai phụ bị béo phì
- Tăng cân nhanh trong thai kỳ
- Tiền sử gia đình của thai phụ có người bị mắc đái tháo đường
- Tiền sử thai phụ đẻ con to
- Thai phụ có tiền sử bất thường về dung nạp glucose
- Thai phụ có đường tiết niệu dương tính
- Tuổi thai phụ
- Chủng tộc
Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường thai kỳ
Đa số đối với các mẹ bầu dấu hiệu mắc bệnh đaí tháo đường thai kỳ thường không rõ ràng. Bệnh thường được phát hiện trong những lần thăm khám định kỳ của thai phụ nếu có xuất hiện những dấu hiệu:
- Luôn cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều lần trong ngày.
- Vùng kín bị nấm men, ngứa ngáy, khó chịu.
- Các vết thương, vết trầy xước khó lành.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức
- Tăng cân quá nhanh so với kiến nghị
Đối tượng dễ mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai
- Tiền sử gia đình có người bị bệnh đái tháo đường
- Tiền sử bản thân thai phụ có đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trước
- Chỉ số cơ thể (BMI > 30): bị thừa cân, béo phì
- Các mẹ mang thai trong độ tuổi từ 35 trở lên
- Mẹ bầu đã từng sinh con hơn 4kg, đã từng bị thai lưu, sảy thai nhiều lần.
Biến chứng của đái tháo đường thai kỳ đối với mẹ bầu và thai nhi
Nếu tình trạng đái tháo đường thai kỳ được kiểm soát tốt thì thai nhi vẫn có thể phát triển khỏe mạnh. Ngược lại, nếu phát hiện muộn, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé
Đối với mẹ bầu:
- Gây tiền sản giật, sản giật
- Tăng huyết áp
- Khó sinh
- Đa ối
- Sinh non, thai chết lưu, đa ối, vỡ ối,…
- Nhiễm trùng, băng huyết sau sinh…
- Sang chấn cho mẹ khi sinh, đờ tử cung, chảy máu,…
Đối với thai nhi trong giai đoạn sớm
- Thai chậm phát triển
- Sảy thai tự nhiên
- Thai nhi bị dị tật bẩm sinh
- Thiếu ống thần kinh
- Không có xương cùng
- Teo đại tràng xảy ra vào tuần thứ 6-7 thai kỳ
Đối với thai nhi trong giai đoạn muộn
- Hạ đường huyết sơ sinh, thai to
- Hội chứng suy hô hấp chu sinh
- Đa hồng cầu, phì đại cơ tim
- Hạ canxi máu sơ sinh
- Tăng tỷ lệ tử vong chu sinh
- Tăng bilirubin máu: Có thể là kết quả quá trình tăng dị hoá hồng cầu
- Thai chậm phát triển, suy thai
Chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ
Biện pháp được dùng để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ hiện nay là thực hiện biện pháp dung nạp glucose bằng đường uống thực hiện ở giai đoạn từ tuần 24 - 28 của thai kỳ, nếu cảm thấy nghi ngờ có thể tiến hành tiếp đến tuần 32 của thai kỳ.
Điều trị đái tháo đường thai kỳ như thế nào?
Mục tiêu điều trị đái tháo đường thai kỳ là kiểm soát nồng độ glucose trong huyết thanh và hạn chế, ngăn ngừa các biến chứng do tăng nồng độ glucose huyết thanh cho mẹ và thai nhi.
Để đạt mục tiêu nầy, đòi hỏi phải kết hợp biện pháp như: điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc
- Theo dõi đường huyết: Tự theo dõi đường huyết được khuyến cáo cho thai phụ ĐTĐTK nhằm phát hiện sớm đường huyết cao có thể làm gia tăng nguy cơ tử vong sơ sinh, hay tương quan đến dự hậu thai to.
Ở thai phụ đang điều tri Insulin, việc điều chỉnh liều lượng Insulin dựa vào chỉ số đường huyết sau ăn tốt hơn dựa vào chỉ số đương huyết trước ăn nhằm tránh những dự hậu không tốt của ĐTĐTK.
- Chế độ ăn tiết chế: Chia nhỏ các bữa ăn thành 5 – 6 bữa một ngày với 3 bữa chính và 2 -4 bữa phụ. Các bữa ăn nên cố định vào một thời gian và khối lượng tương tự nhau giữa các ngày.
- Vận động thể lực: Vận động thể lực ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ góp phần ổn định đường huyết và kiểm soát tăng cân. Ngoài ra, vận động thể lực cải thiện giúp thích ứng với những thay đổi về tim mạch trong thai kỳ, giúp cảm thấy dể chịu hơn trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Phụ nữ đã từng vận động trước khi mang thai được khuyến cáo tiếp tục duy trì trong lúc mang thai. Những thai phụ chưa từng hoạt động được khuyến cáo hoạt động trung bình như đi bộ 30 phút sau ăn 1-2 giờ.
- Insulin: Khi chế độ chế tiết thất bại trong việc kiểm soát đường huyết, Insulin được sử dụng điều trị phổ biến.
Chỉ có Insulin người tổng hợp là được khuyến cáo trong điều trị ĐTĐTK vì Insulin người hầu như không gây dị ứng, không qua hàng rào nhau thai nên không gây hạ đường huyết trực tiếp cho thai nhi.
Nếu bạn còn băn khoăn về bệnh đái tháo đường ở phụ nữ mang thai, hãy đến thăm khám tại bệnh viện uy tín hoặc liên hệ Bệnh viện Đa khoa TWG Long An để được giải đáp và nhận lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.
Để đặt lịch khám, chăm sóc thai sản với các chuyên gia vui lòng liên hệ:
Bệnh viện Đa khoa TWG Long An
136C, Tỉnh lộ 827, P.7, Tp. Tân An, Long An
(Hotline): 0272 3 550507 (Cấp cứu): 0272 3 661 115
Fanpage: https://www.facebook.com/twgroup.com.vn