Bố mẹ có biết rằng sàng lọc khiếm thính là một trong những nội dung sàng lọc rất quan trọng đầu đời cho con không nào? Vì kiểm tra này cực kỳ dễ thực hiện mà có thể xác định khả năng nghe của con, qua đó bác sĩ sẽ có cách can thiệp sớm và phù hợp nhất nếu con có nguy cơ rối loạn thính lực, giúp con có một khởi đầu trọn vẹn và tuổi thơ hạnh phúc hơn bố mẹ nhé!
Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị khiếm thính bẩm sinh hiện nay có nhiều không?
Hiện nay, tỷ lệ khiếm thính sơ sinh là 1/1000 – 1/2000 trẻ. Tuy nhiên, đối với trẻ nằm nhóm có nguy cơ cao thì tỷ lệ trẻ khiếm thính có thể từ 1/50 đến 1/25 trẻ sơ sinh. Do đó, nếu trẻ thuộc những trường hợp sau thì bố mẹ cần cho trẻ được sàng lọc khiếm thính bẩm sinh càng sớm càng tốt nhé:
- Trẻ sinh thiếu tháng (tuổi thai lúc sinh < 37 tuần).
- Trẻ sinh quá ngày dự sinh (tuổi thai lúc sinh > 42 tuần)
- Trẻ yếu sau sinh, hoặc nhiễm khuẩn bào thai, hoặc nhiễm khuẩn sơ sinh sớm (có triệu chứng nhiễm khuẩn trước 7 ngày tuổi)
- Trẻ có dị tật bẩm sinh bên ngoài.
- Trẻ của những người mẹ đã từng sẩy thai tự nhiên, hoặc người mẹ có tiền sử mắc phải một trong số các bệnh nhiễm khuẩn bào thai sau đây: Toxoplasma, Rubella, nhiễm virus hạt bám cự bào (CMV), Herpes.
Vì sao tất cả trẻ sơ sinh nên thực hiện sàng lọc khiếm thính mặc dù không thuộc nhóm nguy cơ cao?
Chúng ta đã biết bản chất của việc hình thành tiếng nói là một sự lặp lại những gì trẻ đã nghe, chỉ khi nghe rõ tiếng nói bình thường thì trẻ mới có thể nói theo được. Khi ngôn ngữ nghe nói được phát triển tốt thì trẻ mới phát triển trí tuệ và tư duy. Mặt khác, trẻ khiếm thính có vẻ ngoài hoàn toàn bình thường nên việc phát hiện ra tình trạng khiếm thính ở trẻ em thường rất trễ, đa phần là sau 2 tuổi, khi đó trẻ có thể phải chịu khuyết tật vĩnh viễn, không thể can thiệp được về khả năng phát âm, phát triển ngôn ngữ và nhận thức. Vì vậy, tất cả trẻ sơ sinh nên được tầm soát khiếm thính sau sinh 24 giờ. Việc sàng lọc khiếm thính ở trẻ sơ sinh giúp phát hiện sớm để có can thiệp kịp thời, trẻ sẽ có cơ hội phát triển ngôn ngữ, phát triển trí tuệ và học hỏi được các kỹ năng xã hội như những trẻ đồng trang lứa khác.
Có những phương pháp nào để thực hiện sàng lọc sàng lọc khiếm thính cho trẻ sơ sinh và thực hiện ở đâu?
Hiện nay các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng phổ biến 2 phương pháp sàng lọc khiếm thính là: phương pháp đo âm ốc tai OAE và phương pháp đo đáp ứng điện thính giác thân não (ABR).
Tại bệnh viện TWG Long An, trẻ sẽ được sàng lọc khiếm thính bằng phương pháp đo âm ốc tai OAE với máy đo âm ốc tai Resonance được sản xuất tại Ý.
Đo âm ốc tai OAE (Otoacoustic Emission) là nghiệm pháp thăm dò khách quan đánh giá tổn thương tại ốc tai mà cụ thể là tế bào lông ngoài cơ quan Corti của ốc tai. Bác sĩ sẽ đặt 1 microphone rất nhỏ trong ống tai ngoài để ghi lại những âm thanh rất nhỏ được phát ra từ tai trong khi có sự co chủ động của các tế bào lông ngoài. Thử nghiệm thường kéo dài khoảng 5-8 phút.
Phương pháp Đo âm ốc tai OAE có thể đánh giá sơ bộ toàn bộ ốc tai, đánh giá chi tiết tổn thương của các vùng ốc tai phụ trách các tần số khách nhau và phác thảo sơ bộ thính lực đồ của trẻ.
Ưu điểm phương pháp đo âm ốc tai OAE
- Thực hiện nhanh và không gây đau cho trẻ
- Ít tốn kém
- Kết quả nhanh và độ chính xác cao
- Là phương pháp ứng dụng rộng rãi trong sàng lọc thính lực cho trẻ
Bệnh viện TWG Long An tiếp nhận sàng lọc cho tất cả những trường hợp
Trẻ sau sinh 24 giờ hoặc có biểu hiện bệnh lý
Trẻ bị chậm nói
Khách hàng có nhu cầu tầm soát thính lực
Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 6
Sáng: 7-12 giờ
Chiều: 13-16 giờ
Hãy đăng ký sàng lọc khiếm thính bẩm sinh cho con ngay hôm nay để gửi trao cho bé yêu một khởi đầu trọn vẹn bố mẹ nhé!
---------------------------
🏥 Bệnh viện TWG Long An
136C Tỉnh lộ 827, Khu phố Bình An 1, Phường 7, TP Tân An, tỉnh Long An
☎️ Hotline: 02723.550.507
🚑 Cấp cứu: 02723.661.115
📩 longan@benhvientwg.vn
🌐 www.benhvientwg.vn