Chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe toàn diện. Dưới đây là những hướng dẫn từ chuyên gia để giúp bạn bảo vệ nụ cười của bé yêu từ những ngày đầu đời. Theo Học viện Nha khoa Nhi khoa Hoa Kỳ (AAPD) khuyến nghị những điều sau:
Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi
- Lau miệng cho trẻ bằng gạc hoặc dùng bàn chải đánh răng mềm cho trẻ sau khi bú và trước khi đi ngủ.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ răng hàm mặt về việc bổ sung florua nếu bạn sống ở khu vực không có nước máy florua hóa.
- Điều chỉnh thói quen ăn uống (bú bình và bú mẹ).
- Từ 6-12 tháng tuổi
- Đưa bé yêu đến khám bác sĩ khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện.
- Hỏi về vecni fluoride để phòng ngừa sâu răng, bôi lên răng từ 3 đến 6 tháng một lần.
- Chải răng cho bé sau mỗi lần bú và trước khi đi ngủ bằng bàn chải mềm và một lượng nhỏ kem đánh răng có fluoride (cỡ hạt gạo).
- Cẩn thận với các thương tích răng hoặc hàm mặt khi trẻ bắt đầu biết đi.
Từ 12-24 tháng tuổi
- Tuân thủ lịch khám và làm sạch răng theo khuyến nghị của bác sĩ nha khoa của con bạn. Nói chung, nên khám và làm sạch răng 6 tháng một lần đối với trẻ em và người lớn.
- Khi con bạn học cách súc miệng, trong hầu hết các trường hợp, chải răng bằng một lượng kem đánh răng có fluoride kích thước cỡ hạt đậu xanh là thích hợp.
----------------
NHỮNG SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ RĂNG SỮA
- Chăm sóc răng sữa đúng cách rất quan trọng vì chúng giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc sau này.
- Nếu răng sữa bị sâu hoặc nhổ quá sớm, khoảng trống cho răng vĩnh viễn sẽ mất, cần điều trị chỉnh nha để khôi phục.
- Răng sữa nhiễm trùng có thể làm răng vĩnh viễn phát triển không đúng cách, dẫn đến răng ố vàng, lõm, yếu hơn.
- Răng sữa quan trọng cho phát triển khả năng nói và phát âm.
- Trẻ bắt đầu rụng răng sữa khoảng 5-6 tuổi, thường là răng cửa mọc trước.
- Trẻ tiếp tục mất răng sữa đến 12-13 tuổi khi răng vĩnh viễn mọc đầy đủ, ngoại trừ răng khôn mọc từ 17-21 tuổi.
-----------
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ
- Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thực phẩm với mẫu mã và màu sắc bắt mắt, hấp dẫn trẻ em nhưng chứa nhiều đường và tinh bột, là nguyên nhân chính gây sâu răng.
- Hãy là người tiêu dùng thông thái, đừng mua và cho trẻ ăn thực phẩm, nước uống nhiều đường và tinh bột. Thay vào đó, cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau, củ, quả và thức uống không chứa đường (zero sugar).
- Nếu trẻ thèm kẹo ngọt, hãy mua kẹo xylitol không đường, loại kẹo này không gây hại răng mà còn giúp ngừa sâu răng.
- Đừng để trẻ ngậm bình sữa khi đi ngủ. Hãy chải răng cho trẻ sau khi bú bình hoặc ít nhất là cho trẻ súc miệng nhiều lần với nước lọc để giảm lượng đường trong miệng.
Tác giả: Bác sĩ Vương Nhân Tri