Loading: %

ĐIỀU TRỊ BÍ TIỂU SAU SINH BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

Thông thường sau sinh được khoảng từ 6 – 8 tiếng thì tất cả các sản phụ đều đã đi tiểu ít nhất là 1 lần. Nếu sau khi sinh hoặc sau khi rút sonde tiểu đã 6 giờ, nước tiểu tồn lưu trong bàng quang > 150ml mà sản phụ vẫn chưa đi tiểu được gọi là chứng bí tiểu sau sinh.

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GẤY BÍ TIỂU SAU SINH 

  • Thiếu ống thông bàng quang khi chuyển dạ
  • Giai đoạn chuyển dạ thứ 1 và thứ 2 kéo dài
  • Cắt tầng sinh môn
  • Gây tê ngoài màng cứng khi chuyển dạ. Tác dụng của gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống là nó ngăn chặn cảm giác bình thường từ bàng quang và cản trở chức năng làm đầy và làm rỗng bàng quang bình thường. Chức năng bàng quang cần được theo dõi chặt chẽ nếu sử dụng thuốc gây tê ngoài màng cứng
  • Rách tầng sinh môn và vỡ cơ vòng

TRIỆU CHỨNG GỢI Ý BÍ TIỂU SAU SINH

  • Cảm giác đau và khó chịu liên tục ở bàng quang hay đường tiết niệu
  • Khó bắt đầu đi tiểu và khó duy trì dòng nước tiểu
  • Ít hoặc không muốn đi tiểu
  • Cảm giác muốn đi tiểu chưa từng có (có thể phải thức dậy hơn 2 lần để đi vệ sinh khi đang ngủ)
  • Nước tiểu chảy ra không kiểm soát được.

BIẾN CHỨNG BỊ TIỂU SAU SINH

  • Liệt dây thần kinh bàng quang
  • Cơ bàng quang suy yếu
  • Giảm phản xạ đi tiểu
  • Nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang và nhiễm trùng thận
  • Thận ứ nước
  • Suy thận
  • Trong một số trường hợp, nhiễm trùng bàng quang có thể gây bí tiểu nhưng trường hợp này rất hiếm. Nhiều khả năng việc ứ đọng sẽ dẫn đến nhiễm trùng bàng quang.

ĐIỀU TRỊ BÍ TIỂU SAU SINH

Y học hiện đại có nhiều phương pháp điều trị bí tiểu sau sinh như: 

  • Tiêm Atropin sunfat, chườm nóng hạ vị, tập phản xạ đi tiểu hoặc ngồi dậy đi bộ sớm, đặt sonde bàng quang khi cần thiết. 
  • Đặt sonde bàng quang giúp giải quyết nhanh bí tiểu nhưng có nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu nếu đặt nhiều ngày hoặc bí tiểu tái đi tái lại. 
  • Trường hợp có tình trạng  nhiễm khuẩn tiết niệu cần phải sử dụng kháng sinh thích hợp đủ liều cho sản phụ. 
  • Mỗi phương pháp sẽ có ưu nhược điểm khác nhau. Chính vì vậy việc kết hợp điều trị Y học hiện đại và Y học cổ truyền sẽ mang lại hiệu quả tối ưu hơn và giúp sản phụ giảm đau đớn hơn.

Điều trị bí tiểu bằng Y học cô truyền

  • Các phương pháp có thể làm thông tiểu tiện mang lại hiệu quả chỉ sau vài lần thực hiện có thể kể đến như xoa bóp bấm huyệt, xoa bóp bấm huyệt loa tai, điện châm, hào châm, nhĩ châm (châm cứu trên loa tai), cứu ấm, chườm thảo dược. 
  • Ngoài ra có thể sử dụng bài thuốc thang cho từng thể bệnh mang lại hiệu quả lâu dài, đòi hỏi cần có sự thăm khám của bác sĩ.

CÁCH PHÒNG NGỪA BÍ TIỂU SAU SINH

  • Uống 6 đến 8 cốc nước mỗi ngày. Tránh đồ uống có chứa đường hoặc caffeine vì chúng có thể gây kích ứng bàng quang
  • Ăn nhiều chất xơ với 2 miếng trái cây, 5 khẩu phần rau và 5 khẩu phần ngũ cốc/bánh mì mỗi ngày
  • Tránh táo bón vì điều này làm căng cơ sàn chậu của bạn
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút hầu hết các ngày
  • Thực hiện các bài tập sàn chậu thường xuyên
  • Đi vệ sinh ngay khi bạn có cảm giác muốn đi
  • Ngồi đúng tư thế trên bồn cầu

Tác giả: Bs. Lê Thị Thanh Trang


Dịch vụ khác

Thông tin bệnh viện

Bệnh viện TWG Long An
  • location_onĐịa chỉ: 136C, TL827, P.7, Tp. Tân An, Long An
  • perm_phone_msgĐiện thoại:02723550507
  • perm_phone_msgCấp cứu: 0272 3 661 115
  • emailEmail: longan@benhvientwg.vn
Giờ làm việc
Khoa khám bệnh
  • calendar_todayThứ Hai đến Thứ Bảy:
  • access_timeTiếp nhận bệnh nhân: từ 6h30 đến 19h30
  • access_timeBác sĩ thăm khám: 7h00 đến 20h00
  • calendar_todayRiêng chủ nhật:
  • access_timeTiếp nhận bệnh nhân: 6h30 đến 11h30
  • access_timeBác sĩ thăm khám: 7h00 đến 12h00
    • calendar_todayBệnh viện TWG Long An tiếp nhận:
    • access_timeÁp dụng BHYT trong giờ hành chánh từ 7h00 đến 16h00 (từ Thứ 2 đến thứ Sáu)
    • access_timeKhám dịch vụ NGOÀI GIỜ HÀNH CHÁNH tại Khoa khám bệnh (Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Nội khoa) 

Đăng ký ưu đãi

Nhận ưu đãi & tin sức khỏe từ bệnh viện bằng cách để lại email

Tiếp nhận ý kiến khách hàng

Đăng ký để nhận tin sức khoẻ và các chương trình tầm soát và tư vấn bệnh lý miễn phí

Kết nối với chúng tôi