Loading: %

ĐAU VAI SAU ĐỘT QUỴ - CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ

ĐAU VAI SAU ĐỘT QUỴ LÀ GÌ?

 

Đau vai sau đột quỵ là một biến chứng phổ biến và gây tàn tật của đột quỵ, được mô tả là bất kỳ phàn nàn chủ quan nào về cơn đau ở vai sau khi đột quỵ.

Đau vai gây đau và lo lắng, giảm vận động và sử dụng chi trên, cản trở tập luyện phục hồi chức năng, và giảm chất lượng cuộc sống.

Cơ chế bệnh học được mô tả như sau: trong giai đoạn cấp tính và bán cấp tính của đột quỵ, tình trạng liệt mềm xảy ra dẫn đến khả năng trật khớp vai bán trật và/hoặc mất cân bằng khả năng kiểm soát khớp vai và cấu trúc mô mềm, dẫn đến cơ chế vận động bị thay đổi và tăng khả năng bị chấn thương.

YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA ĐAU VAI SAU ĐỘT QUỴ

  • Giảm chức năng vận động chi trên
  • Bệnh Đái tháo đường
  • Tiền sử đau vai trước đây

NGUYÊN NHÂN ĐAU VAI SAU ĐỘT QUỴ

  • Co cứng cơ gây mất cân bằng cơ và yếu cơ
  • Đau thần kinh sau đột quỵ
  • Hội chứng vai-bàn tay và đau vùng phức tạp
  • Rối loạn cảm giác
  • Chèn ép đám rối cánh tay
  • Bệnh lý vùng vai trước đó như thoái hóa khớp
  • Liệt và giảm trương lực cơ trên gai và cơ delta sau
  • Chấn thương mô mềm, xương khớp: tập luyện quá mức, thao tác chăm sóc không đúng cách, thiếu sự hỗ trợ ở tư thế đứng

PHÒNG NGỪA ĐAU VAI ĐỘT QUỴ

  • Tư thế đúng: Trong giai đoạn liệt mềm, khớp vai thường lỏng lẻo, thường bị tác dụng của trọng lực gây chằng kéo. Nên đặt vai ở tư thế nâng đỡ tốt: Tư thế nằm ngửa có gối mỏng đỡ ở bả vai, vai ở tư thế dạng. Tránh nằm nghiêng bên liệt quá nhiều trong giai đoạn này. Tư thế ngồi cần có gối chêm ở cẳng tay để vai ở tư thế dạng và nâng đỡ.
  • Thao tác lên tay liệt: Trong các hoạt động điều trị, chăm sóc, sinh hoạt có thể gây tổn thương lên vai liệt, nhất là ở các bệnh nhân có giảm cảm giác và/hoặc nhận thức. Chú ý các thao tác thay áo, tắm rửa…

ĐIỀU TRỊ ĐAU VAI SAU ĐỘT QUỴ

  • Vật Lý Trị Liệu – Phục hồi chức năng: có thể thúc đẩy sự phục hồi của người bệnh một cách hiệu quả, bao gồm các bài tập phục hồi chức năng, sóng xung kích ngoại bào, kích thích bằng dòng điện giao thoa, kích thích từ xuyên sọ, trị liệu bằng sáp, nhiệt nóng (hồng ngoại, chườm nóng, siêu âm)…
  • Tập Luyện: Điều quan trọng là giữ cho các cơ ở vai và cánh tay của người bệnh hoạt động để tình trạng cứng khớp không trở nên tồi tệ hơn. Các kỹ thuật giảm đau bằng vận động như di động khớp nhẹ nhàng (dao động Codman…), thư giãn có thể giúp làm giảm đau vai. Các kỹ thuật tập kéo dãn, ức chế co cứng, tái rèn luyện cơ có thể điều chỉnh các rối loạn thần kinh-cơ ở bệnh nhân đột quỵ và hỗ trợ điều trị đau vai, giúp cải thiện chức năng.
  •  Tránh các vận động gây đau: Đụng chạm hoặc gây chấn thương thêm vùng vai.

Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ ĐAU VAI SAU ĐỘT QUỴ

Theo y học cổ truyền, đau vai sau đột quỵ được ghi nhận sớm nhất trong Hoàng đế nội kinh là chứng Kiên thống. Lâm sàng gồm 4 hội chứng: Khí huyết hư, Đàm thấp, Phong hàn thấp, Khí huyết ứ trệ.

Điều trị bằng châm cứu làm giảm đau bằng cách tác động đến các thụ thể đau, các yếu tố gây viêm và các cơ chế sinh lý khác liên quan đến cơn đau, thư giãn gân và kích hoạt tuần hoàn. Tác dụng giảm đau của châm cứu cũng liên quan đến việc giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh.

Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy châm cứu cộng với Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng có hiệu quả hơn so với chỉ Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng.

Ngoài ra, nhiều bài thuốc Y học cổ truyền cũng có hiệu quả trong điều trị đau vai sau đột quỵ như Quyên tý thang, Thân thống trục ứ thang,…

Bên cạnh đó, các phương pháp xoa bóp bấm huyệt, chườm thảo dược, luyện tập dưỡng sinh,… khi phối hợp trong điều trị sẽ đem lại hiểu quả tích cực.

Tác giả: BS. Lê Thị Thanh Trang


Dịch vụ khác

Thông tin bệnh viện

Bệnh viện TWG Long An
  • location_onĐịa chỉ: 136C, TL827, P.7, Tp. Tân An, Long An
  • perm_phone_msgĐiện thoại:02723550507
  • perm_phone_msgCấp cứu: 0272 3 661 115
  • emailEmail: longan@benhvientwg.vn
Giờ làm việc
Khoa khám bệnh
  • calendar_todayThứ Hai đến Thứ Bảy:
  • access_timeTiếp nhận bệnh nhân: từ 6h30 đến 19h30
  • access_timeBác sĩ thăm khám: 7h00 đến 20h00
  • calendar_todayRiêng chủ nhật:
  • access_timeTiếp nhận bệnh nhân: 6h30 đến 11h30
  • access_timeBác sĩ thăm khám: 7h00 đến 12h00
    • calendar_todayBệnh viện TWG Long An tiếp nhận:
    • access_timeÁp dụng BHYT trong giờ hành chánh từ 7h00 đến 16h00 (từ Thứ 2 đến thứ Sáu)
    • access_timeKhám dịch vụ NGOÀI GIỜ HÀNH CHÁNH tại Khoa khám bệnh (Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Nội khoa) 

Đăng ký ưu đãi

Nhận ưu đãi & tin sức khỏe từ bệnh viện bằng cách để lại email

Tiếp nhận ý kiến khách hàng

Đăng ký để nhận tin sức khoẻ và các chương trình tầm soát và tư vấn bệnh lý miễn phí

Kết nối với chúng tôi