1. Covid-19 là gì?
Coronavirus là những virus RNA. Giải trình tự bộ gen đầy đủ cho thấy chủng coronavirus gây ra COVID-19 có cấu trúc cùng một chi với virus gây hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) nhưng ở một nhánh khác. Nhóm Nghiên cứu Coronavirus của Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus đã đề xuất đặt tên chủng mới này là coronavirus gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2 (SARS-CoV-2).
Đại dịch COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam vào đầu năm 2020 kéo dài cho đến hiện tại, gây ra những ảnh hưởng nặng nề lên xã hội và nền kinh tế toàn quốc. Sự xuất hiện của biến thể Delta vào tháng 4/2021 đã khiến dịch bùng phát nhiều nơi tại miền Nam Việt Nam, lây lan mạnh không chỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh mà còn cả các tỉnh lân cận như Long An, Bình Dương, Đồng Nai…
Nguy cơ mắc bệnh nặng của từng cá nhân khác nhau tùy theo độ tuổi, các bệnh kèm theo và tình trạng tiêm chủng. Các yếu tố nguy cơ của bệnh nặng là:
- Người lớn tuổi
- Mắc bệnh nền
- Tình hình kinh tế xã hội và giới tính
- Bất thường về xét nghiệm
- Yếu tố virus Yếu tố di truyền
Các bệnh đi kèm có liên quan đến COVID-19 nghiêm trọng trong ít nhất 1 phân tích tổng hợp hoặc tổng quan hệ thống trong các nghiên cứu quan sát hoặc trong chuỗi báo cáo ca:
- Bệnh ung thư
- Bệnh mạch máu não
- Trẻ em mắc một số tình trạng cơ bản
- Bệnh thận mãn tính
- Bệnh phổi mãn tính (COPD, bệnh phổi kẽ, thuyên tắc phổi, tăng áp phổi, loạn sản phế quản phổi, giãn phế quản, xơ nang)
- Bệnh gan mãn tính (xơ gan, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, bệnh gan do rượu, viêm gan tự miễn)
- Đái tháo đường típ 1 và típ 2
- Hội chứng Down Bệnh tim (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim…)
- HIV Rối loạn sức khỏe tâm thần (rối loạn tâm trạng bao gồm trầm cảm, rối loạn phổ tâm thần phân liệt)
- Rối loạn thần kinh, bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ
- Béo phì (BMI ≥30 kg/m2) và thừa cân (BMI 25 đến 29 kg/m2)
- Mang thai hoặc mang thai gần đây
- Hút thuốc (hiện tại và trước đây)
- Bệnh hồng cầu hình liềm hoặc bệnh thalassemia
- Cấy ghép tạng hoặc tế bào gốc máu
- Rối loạn sử dụng chất gây nghiện
- Bệnh lao Sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác
2. Tình trạng Hậu Covid-19 là gì?
Mặc dù đa số những người mắc COVID-19 có thể hồi phục hoàn toàn trong vòng vài tuần sau khi nhiễm bệnh, vẫn có một số người bệnh gặp phải các tình trạng hậu COVID. Đó có thể là các triệu chứng tồn tại từ đợt bệnh, di chứng, biến chứng do Covid hay các vấn đề về sức khỏe đã có bị tái phát hoặc các vấn đề mới, phát sinh trong quá trình điều trị Covid. Không có sự tương quan chặt chẽ giữa độ nặng của bệnh Covid và tình trạng hậu Covid, thậm chí những người không có các triệu chứng COVID-19 vẫn có thể có các vấn đề sức khỏe hậu COVID.
Các bệnh sau khi mắc COVID bao gồm di chứng COVID hay hội chứng COVID kéo dài, COVID-19 hậu cấp tính hoặc tác động lâu dài của COVID. CDC và các chuyên gia trên toàn thế giới đang nỗ lực tìm hiểu thêm về các ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn đối với sức khỏe liên quan đến COVID-19, người nào bị mắc và tại sao.
Các ước tính về số người gặp phải hội chứng hậu COVID có thể khác nhau tùy thuộc vào đối tượng được đưa vào nghiên cứu, cũng như cách thức và thời điểm thu thập thông tin nghiên cứu. Ước tính tỷ lệ những người mắc COVID-19 tiếp tục gặp phải hội chứng hậu COVID có thể khác nhau:
- 13,3% sau một tháng hoặc lâu hơn sau khi bị lây nhiễm
- 2,5% sau ba tháng hoặc lâu hơn, dựa trên kết quả tự báo cáo
- Hơn 30% sau 6 tháng trong số những bệnh nhân phải nhập viện
Tại Bệnh viện TWG Long An, chúng tối tiến hành khảo sát hơn 600 người bệnh đến khám hậu Covid, qua thu thập, đánh giá sàng lọc có được số liệu như bảng sau:
Số người bệnh có triệu chứng khó thở, hụt hơi chiếm số lượng lớn nhất là 272 ca (63%), ngược lại thì than phiền đau ngực hay khó chịu vùng thì ít nhất là 70 ca (16%). Kế đó, vấn đề khá nổi bật hiện nay là suy giảm trí nhớ 218 ca (50%). Còn lại, các biểu hiện vấn đề về giấc ngủ, đau đầu, khó tập trung hay suy nghĩ, hay khó thở sau gắng sức lần lượt với số ca là 162 (37%), 154 (35%), 128 (29%), 110 (25%).
Một số người, đặc biệt là những người mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 gặp phải các ảnh hưởng đa cơ quan hoặc bệnh tự miễn dịch với các triệu chứng kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng sau khi mắc COVID-19. Ảnh hưởng đa cơ quan có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ thể, bao gồm tim, phổi, thận, da và não. Do những ảnh hưởng này, những người mắc COVID-19 có thể tiến triển các tình trạng bệnh lý mới như bệnh tiểu đường, bệnh tim hoặc bệnh rối loạn thần kinh mà những người không mắc COVID-19 không gặp phải.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một số nhóm người có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi hội chứng hậu COVID:
- Những người mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19, đặc biệt là những người phải nhập viện hoặc cần được chăm sóc tích cực. Những người có bệnh nền trước khi nhiễm COVID-19.
- Những người không tiêm vắc-xin ngừa COVID-19.
- Những người mắc hội chứng viêm đa hệ thống (MIS) trong hoặc sau khi nhiễm COVID-19
3. Làm thế nào để phòng ngừa Hậu Covid?
Một số người bị ảnh hưởng bởi sự bất bình đẳng về sức khỏe, bao gồm những người thuộc nhóm chủng tộc hoặc dân tộc thiểu số và người khuyết tật. Cách tốt nhất để phòng ngừa hội chứng hậu COVID là bảo vệ bản thân và những người khác khỏi bị nhiễm bệnh. Đối với những người đủ điều kiện, việc tiêm vắc-xin và tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đầy đủ, đúng hạn có thể giúp phòng ngừa COVID-19 và bảo vệ chống lại bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, những người mắc phải hội chứng hậu COVID có thể cần đến sự chăm sóc từ nhà các dịch vụ chăm sóc sức khỏe để đưa ra kế hoạch quản lý y tế cá nhân, có thể giúp cải thiện các triệu chứng và chất lượng cuộc sống.
Nhằm đem lại cho người bệnh sau nhiễm COVID-19 có được sức khỏe tốt nhất, Bệnh viện TWG Long An chính thức triển khai dịch vụ khám sức khỏe hậu COVID-19 tại Khu khám liên Đa khoa – Tầng 2 của Bệnh viện với các gói khám dành cho khách hàng từ 16 tuổi trở lên và gói cho trẻ từ sơ sinh đến dưới 16 tuổi
Tham khảo thêm các gói khám TẠI ĐÂY