Có đến 80% trẻ bị cong vẹo cột sống thuộc nhóm 10 - 18 tuổi. Ở giai đoạn này, khung xương của trẻ phát triển rất nhanh nhưng cũng rất dễ bị biến dạng do ngồi sai tư thế khi học tập, sinh hoạt, vui chơi, mang cặp sách nặng.
Cong vẹo cột sống ở giai đoạn nhẹ, bố mẹ sẽ rất khó phát hiện. Vì vậy hãy đưa con đi tầm soát cột sống định kỳ và sớm điều trị ngay khi thấy dấu hiệu bất thường:
- Gù lưng, cong vẹo người qua một bên khi ngồi
- Cúi gằm nhìn điện thoại, nằm ra bàn khi ngồi học
- Dáng đứng bị lệch sang bên
- Hai vai lệch, không cao bằng nhau
- Phần xương bả vai nhô ra bất thường
- Xương sườn bị nhô ra một bên
Không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình, cản trở việc phát triển chiều cao tối ưu ở trẻ, cong vẹo cột sống còn tác động đến tâm lý, khiến trẻ tự ti so với bạn đồng trang lứa. Nếu không can thiệp, về lâu dài xương sẽ phát triển theo đường cong vẹo và sẽ ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, khó thở thi khắng sức, đau lưng, cổ, đau khớp và xương bị thoái hóa sớm ở cả thanh thiếu niên và người lớn tuổi.
Trung Tâm Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng, Bệnh viện TWG Long An đồng hành trong việc xây dựng liệu trình tập luyện phù hợp, các phương pháp phục hồi chức năng sinh lý cột sống sẽ giúp trẻ có thể tiếp tục phát triển bình thường mà KHÔNG phẫu thuật - KHÔNG dùng thuốc - KHÔNG đau đớn.
Hãy liên hệ với Trung Tâm Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng, Bệnh viện TWG Long An để nhận được điểm tra, tầm soát, tư vấn những tư thế ngồi học, sinh hoạt đúng và những tư thế cần tránh, từ đó xây dựng bài tập phù hợp với từng tình trạng cụ thể cho các bé cũng như giải quyết các cơn đau thứ phát do vẹo cột sống gây ra ở người trung niên và người lớn tuổi.
Tác giả: ThS. BSNT. BSCKI Nguyễn Văn Huy
CN PHCN. Lê Thị Ngọc Lan