Bàn chân bẹt ở trẻ là một dị tật khá phổ biến, ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của bàn chân. Nếu không được điều trị kịp thời, bàn chân bẹt có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
HỘI CHỨNG BÀN CHÂN BẸT LÀ GÌ?
Bàn chân bẹt là tình trạng lòng bàn chân bằng phẳng, không có vòm tự nhiên khi đứng trên mặt đất.
Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều có bàn chân bẹt. Ở giai đoạn này, cấu trúc bàn chân chủ yếu là mô mềm và có một lớp mỡ che đi vòm bàn chân. Khi trẻ lớn lên, vòm bàn chân sẽ dần phát triển và hoàn thiện. Tuy nhiên, khoảng 10-20% trẻ không phát triển vòm bàn chân và tiếp tục có bàn chân bẹt sau độ tuổi 3.
Bàn chân bẹt thường không gây đau đớn cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị để hạn chế những biến chứng do bàn chân bẹt gây ra.
NHẬN BIẾT DẤU HIỆU BÁN CHÂN BẸT Ở TRẺ
- Hầu hết trẻ mắc dị tật bàn chân bẹt không cảm thấy đau đớn gì. Tuy nhiên, một số trẻ cũng có thể gặp phải những triệu chứng sau:
- Đau chân, đặc biệt là ở vùng cổ chân
- Cơn đau tăng lên khi đi bộ, chạy nhảy
- Đau lan lên mắt cá chân, cẳng chân, đầu gối…
- Dễ bị chuột rút ở chân
- Gặp khó khăn hoặc vụng về khi chơi thể thao, dễ té ngã.
NGUYÊN NHÂN GÂY BÀN CHÂN BẸT Ở TRẺ
- Di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc bàn chân. Nếu bố mẹ có bàn chân bẹt, trẻ có nguy cơ cao mắc dị tật này hơn.
- Yếu tố cơ bắp: Các cơ yếu ở cẳng chân và bàn chân có thể khiến vòm bàn chân bị sụp xuống.
- Béo phì: Thừa cân, béo phì gây áp lực lớn lên bàn chân, khiến vòm bàn chân dễ bị sụp.
- Chấn thương: Chấn thương mắt cá chân hoặc bàn chân có thể làm hỏng các gân và dây chằng, dẫn đến bàn chân bẹt.
- Đi chân đất, chọn giày không phù hợp: Đi chân đất hoặc mang giày dép không vừa vặn có thể khiến vòm bàn chân bị tổn thương.
HỘI CHỨNG BÀN CHÂN BẸT CÓ CÓ NGUYE HIỂM KHÔNG?
Vòm bàn chân đóng vai trò quan trọng trong việc chịu lực, giữ thăng bằng và giúp trẻ di chuyển nhẹ nhàng hơn. Nếu trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt, bé có thể bị mất thăng bằng cơ thể, hạn chế khả năng vận động, dễ bị ngã khi chạy nhảy do bàn chân không đủ linh hoạt.
TRẺ CÓ BÀN CHÂN BẸT CÓ THỂ GẶP PHẢI PHẢI NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM NHƯ:
- Biến dạng bàn chân
- Viêm hoặc thoái hóa khớp gối
- Ảnh hưởng lưng và cổ
- Các bệnh lý khác: Cong vẹo cột sống, cấu trúc ngón chân cái bất thường, gai gót chân, viêm cân gan chân…
- Nếu nhận thấy con có dấu hiệu bàn chân bẹt, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Việc chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị bệnh có thể gây ra những hậu quả khó lường.
CÁCH ĐIỀU TRỊ BÀN CHÂN BẸT Ở TRẺ:
- Sử dụng đế chỉnh hình bàn chân: Đế chỉnh hình giúp nâng đỡ vòm bàn chân, giảm đau và ngăn ngừa biến chứng.
- Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu giúp kéo dài, tăng cường sức mạnh cơ bắp và gân ở bàn chân, tập tập luyện khả năng thăng bằng, tính linh hoạt và lấy lại dáng đi bình thường… có thể giúp cải thiện tình trạng bàn chân bẹt ở trẻ.
Nếu phụ huynh thấy trẻ có những dấu hiệu trên hãy đến Trung tâm Y học cổ truyền Bệnh viện TWG Long An để được thăm khám và điều trị sớm nhất.
Tác giả: CN PHCN. Lê Thị Ngọc Lan