Ung thư cổ tử cung là một trong các loại ung thư phổ biến ở nữ. Nhiễm trùng mãn tính do virus papillomavirus ở người (HPV) là nguyên nhân chính dẫn tới ung thư cổ tử cung.
Các nhà khoa học đã tìm ra hơn 100 chủng virus HPV khác nhau. Hầu hết trong số đó đều vô hại, không xuất hiện triệu chứng và tự khỏi không cần điều trị. Hiện có hơn 40 chủng virus HPV có thể gây bệnh tại bộ phận sinh dục và hậu môn. Trong đó có 15 chủng HPV có nguy cơ cao (chủng 16 và chủng 18), có thể gây bệnh ung thư từ ung thư cổ tử cung.
Hình ảnh: HPV virus 16 và 18 có khả năng gây UTCTC cao
Xét nghiệm HPV là gì?
Xét nghiệm HPV là xét nghiệm giúp tầm soát, phát hiện virus gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ từ 30 tuổi. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm 02 xét nghiệm để phát hiện virus HPV là:
- Xét nghiệm Pap thường áp dụng cho phụ nữ trong độ tuổi từ 21. Tế bào cổ tử cung sẽ được soi dưới kính hiển vi. Nếu nhiễm HPV sẽ thấy sự hiện diện của các tế bào rỗng.
- Xét nghiệm HPV thường áp dụng cho phụ nữ từ 30 tuổi trở nên có thể kết hợp cùng với xét nghiệm Pap. Xét nghiệm này giúp phát hiện các virus gây nhiễm trùng hoặc có thể dẫn tới ung thư.
Hình ảnh: Lấy mẫu xét nghiệm pap
Việc thực hiện các xét nghiệm trên sẽ được tiến hành theo chỉ định của bác sĩ nhằm chẩn đoán được chính xác tình trạng lây nhiễm HPV cũng như xác định được loại HPV gây bệnh. Ngoài việc làm xét nghiệm, bệnh nhân có thể làm các phương pháp cần thiết khác như siêu âm, soi cổ tử cung...
Khi nào cần tầm soát sớm ung thư cổ tử cung:
- Phụ nữ độ tuổi 21-29 nên xét nghiệm phết tế bào (Pap) 3 năm một lần và không nên thực hiện xét nghiệm HPV trừ khi phát hiện dấu hiệu bất thường sau xét nghiệm Pap.
- Phụ nữ độ tuổi 30-65 nên thực hiện cả hai xét nghiệm trên, được gọi là thử nghiệm đồng thử nghiệm, 5 năm một lần nhưng vẫn cần xét nghiệm Pap đơn lẻ 3 năm một lần.
- Phụ nữ trên 65, nếu tất cả các kiểm tra ở độ tuổi trước đó không có dấu hiệu bất thường thì không nên xét nghiệm ung thư cổ tử cung.
Liên hệ bệnh viện ngay để được tư vấn thêm